• Chào mừng bạn đến với Hội những người đam mê Văn hóa Óc Eo (Các bài viết trên website chỉ mang tính chất sưu tầm)
  • Chào mừng bạn đến với Hội những người đam mê Văn hóa Óc Eo (Các bài viết trên website chỉ mang tính chất sưu tầm)

Óc Eo Cultural Heritage

Trăm Phố – Kiên Giang

Di chỉ còn có tên gọi là Thnal M’ray hay Cent Rues (Trăm Phố) thuộc ấp Cạnh Đền xã Vĩnh Phong huyện Vĩnh Thuận tỉnh Kiên Giang. Cạnh Đền được biết đến vào năm 1938

Giới thiệu

Di chỉ còn có tên gọi là Thnal M’ray hay Cent Rues (Trăm Phố) thuộc ấp Cạnh Đền xã Vĩnh Phong huyện Vĩnh Thuận tỉnh Kiên Giang. Cạnh Đền được biết đến vào năm 1938 là nơi thu thập được nhiều cốt sọ người cổ mà theo bà E. Genét Varcin thì những cốt sọ này thuộc giống người Protomalais ở hải đảo di dân lên. Vào cuối năm 1985 di chỉ này đã bị phá hủy nghiêm trọng bởi những người tìm vàng.

Năm 1986 đoàn khảo sát của Viện khoa học xã hội và nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh và bảo tàng tỉnh Kiên Giang đã phát hiện nhiều di chỉ khẳng định dấu tích cư trú của văn hoá Óc Eo. Trong các đợt khảo sát đào thám sát khảo cổ học những năm 1980-1990 của thế kỷ XX đã xác định di tích có phạm vi phân bố rộng. Trong đó khu vực trung tâm (khu Đền Vua) là nơi tập trung với mật độ cao của các loại hình di tích kiến trúc thuộc văn hóa Óc Eo.

Khảo sát và khai quật

Phần phía Nam di tích gồm: một số gò thấp và phần còn lại là đất bằng lung mọc dày cỏ đế cỏ năng. Trên gò có dấu vết của kiến trúc giai đoạn sớm. Dưới vùng đất bằng lung là vết tích cư trú. Trong các hố thám sát ở đây tìm thấy nhiều mảnh gốm cổ gỗ trái cây hạt lúa và di cốt người động vật… Phần phía Bắc là nơi cư trú trong tầng văn hóa tìm thấy sọ người xương động vật gốm gỗ và những hạt lúa…

Đặc biệt trong phạm vi Cạnh Đền các nhà khảo cổ học đã thu thập được một bộ sưu tập gồm 13 con dấu làm bằng đá thủy tinh trong và bằng kim loại có khắc chạm hình người ngồi trong tư thế thoải mái “tư thế vương giả” người đứng giống chiến binh La Mã đang ngửi một vật tựa bông hoa; hình bò thần Nandi hình sư tử có bờm hình bông sen hình mặt trăng khuyết. Đây là số lượng con dấu lớn nhất được biết đến trong các di chỉ văn hóa Óc Eo ở Nam bộ.

Ngoài ra tại đây đã xác định được nhiều dấu vết kiến trúc gạch nằm sâu trong lòng đất mà đặc biệt tại khu vực miếu Hoàng Tử Cảnh đã thu thập được tượng Phật nhiều pesani phiến đá có khắc chữ Sanskrit… cùng những tấm đá dựng khung cửa của các kiến trúc lớn cấu kiện kiến trúc bằng gỗ cùng hình dạng với cấu kiện gỗ thu thập được ở khu vực Giồng Xoài (khu di tích Óc Eo)…

Có thể di tích Cạnh Đền là một trong những trung tâm quyền lực kinh tế - văn hóa - tôn giáo vào thời kỳ văn hóa Óc Eo ở huyện Vĩnh Thuận. Đồng thời đây có thể là một cửa ngõ quan trọng trong mối quan hệ giao thương với thế giới bên ngoài ở vùng cực nam của Phù Nam. Xung quanh khu vực này các nhà khảo cổ cũng đã phát hiện các di tích cùng thời như Kè Một Vĩnh Bình Bắc. Phân tích các đặc điểm loại hình hiện vật loại hình di tích các nhà khảo cổ đoán định niên đại khu di tích này là vào khoảng thế kỷ IV-VII SCN.

Trang phục và sinh hoạt

Trang phục: Từ những hiện vật được phát hiện nhất là qua những nét điêu khắc trên các bình gốm có thể khái quát vào thời kỳ Óc Eo: đàn ông đóng khố ngắn phần trên để trần. Phụ nữ mặc váy dài phần trên để trần hoặc phủ kín. Nam nữ đều đeo nhiều đồ trang sức bùa. Người giàu dùng trang sức vàng bạc kim cương đá quý. Người nghèo đeo trang sức bằng đồng thiếc đất nung…

Từ những hạt thóc vỏ trấu tìm thấy có thể khẳng định cư dân Óc Eo ở đây sống chủ yếu bằng nghề làm nông nghiệp trồng trọt trên các liếp. Cảng thị cư dân Óc Eo đã hình thành từ một xã hội nông nghiệp lúa nước thuộc dạng trồng lúa đầm lầy với một hệ thống kênh đào hỗ trợ cho cây lúa. Họ nấu ăn bằng nồi đất đặt trên cà ràng. Nghề thủ công nghiệp phát triển mạnh.

Về cư trú cư dân Óc Eo sống trên nhà sàn bằng gỗ và thuyền bè ven hệ thống sông rạch tự nhiên và nhân tạo mái lợp lá hoặc ngói; hoặc chọn các gò giồng cao xây dựng những trung tâm sinh hoạt tinh thần. Tại Cạnh Đền đã tìm thấy có loại cột mặt cắt ngang hình vuông hay hình chữ nhật cạnh rộng đến 40 cm. Một số cấu kiện có chạm gờ tròn hay trang trí hoa văn được ghép bằng mộng hoặc chốt. Phần lớn gỗ dùng làm nhà thuộc họ dầu gồm kiền kiền sao trai cà chắc giáng hương…

Giá trị khảo cổ

Thời đại Óc Eo có thể nói là thời đại hoàng kim của đồ trang sức. Từ đó có thể khẳng định nhu cầu làm đẹp rất phong phú đời sống tinh thần của con người đã có từ xa xưa. Những hiện vật được tìm thấy với nhiều hoa văn cấu trúc cách điệu rất độc đáo.

Trong tiến trình lịch sử đã diễn ra trên vùng đất Vĩnh Thuận từ khởi thủy đã có con người cổ xưa sinh sống và gầy dựng cuộc sống. Họ đã góp phần xây nên vương quốc Phù Nam hùng mạnh một thời với cuộc sống trù phú nhộn nhịp phồn vinh. Chính sự phát triển trong đời sống vật chất tinh thần của những chủ nhân văn hóa Óc Eo đã góp phần tạo nên những giá trị văn hóa của vùng đất Vĩnh Thuận giàu truyền thống.

Sau hàng ngàn năm bị hoang phế bởi thiên nhiên (lũ lụt sự bồi lấp của phù sa) bởi nhiều nguyên nhân xã hội như chiến tranh sự tò mò vô thức của con người dấu tích văn hoá Óc Eo tại Cạnh Đền Vĩnh Phong huyện Vĩnh Thuận giờ là những trầm tích. Việc sưu tầm lưu giữ nghiên cứu và bảo tồn di tích- di vật văn hóa Óc Eo sẽ góp phần làm sáng tỏ quá trình khai phá mở mang và phát triển vùng đất Vĩnh Thuận. Góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá khẳng định những giá trị lớn về vật chất và tinh thần có ý nghĩa quan trọng đối với công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế- xã hội trên vùng đất Thuận Hoà mãi mãi.

Trở lại