• Chào mừng bạn đến với Hội những người đam mê Văn hóa Óc Eo (Các bài viết trên website chỉ mang tính chất sưu tầm)
  • Chào mừng bạn đến với Hội những người đam mê Văn hóa Óc Eo (Các bài viết trên website chỉ mang tính chất sưu tầm)

Hội đam mê Văn hóa Óc Eo

Tháp Chóp Mạt Tây Ninh

Khu di tích tháp Chóp Mạt tọa lạc tại ấp Xóm Mới xã Tân Phong huyện Tân Biên tỉnh Tây Ninh cách trung tâm thành phố Tây Ninh hơn 20km về phía tây bắc.

1. Tháp Chóp Mạt Tây Ninh ở đâu?

Khu di tích tháp Chóp Mạt tọa lạc tại ấp Xóm Mới xã Tân Phong huyện Tân Biên tỉnh Tây Ninh cách trung tâm thành phố Tây Ninh hơn 20km về phía tây bắc. Công trình được xây dựng trên một gò đất cao hình chữ nhật và bao quanh bằng tường gạch thấp. Do không bị cản trở tầm nhìn du khách đi từ xa vào đã thấy ngọn tháp cổ nghiêm trang nằm giữa sắc xanh mơn mởn của cánh đồng lúa tươi tốt.

Tháp Chóp Mạt trên Google Map và ảnh thực tế
So sánh vị trí của tháp Chóp Mạt trên Google Map và ảnh thực tế.

2. Sơ lược lịch sử hình thành & Nguồn gốc tên gọi tháp Chóp Mạt

2.1. Lịch sử hình thành

Tháp Chóp Mạt là một trong ba ngọn tháp cổ mang dấu ấn đặc trưng của văn hóa Óc Eo còn sót lại tại Nam Bộ cùng với tháp Bình Thạnh (Trảng Bàng Tây Ninh) và tháp Vĩnh Hưng (Vĩnh Lợi Bạc Liêu). Theo ghi nhận trong các tài liệu lịch sử công trình đã được hoàn thiện từ thế kỷ VIII. Nhưng mãi đến thế kỷ XIX cụ thể là năm 1886 các chuyên gia người Pháp mới đặt chân đến đây mở đầu cho công cuộc khai phá tiềm năng khảo cổ học quý giá của địa danh này.

Lúc mới phát hiện cụm tháp Chóp Mạt đã bị hư hại tương đối nghiêm trọng với một tháp đã sụp hoàn toàn một tháp lại nghiêng và mất dần phần đỉnh. Do vậy nhiều đợt sửa chữa trùng tu đã được tiến hành vào các năm 1938 2003 và 2013 để tháp có được hình dáng như ngày hôm nay. Đặc biệt căn cứ Quyết định số 937/QĐ-BT ngày 23 tháng 7 năm 1993 Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đã công nhận tháp cổ Chóp Mạt là Di tích lịch sử – văn hóa quốc gia từ đó đẩy mạnh công tác bảo tồn và phát huy giá trị của chứng tích hiếm hoi.

Ngọn tháp cổ được phát hiện lần đầu vào năm 1886
Ngọn tháp cổ được phát hiện lần đầu vào năm 1886.

2.2 Nguồn gốc tên gọi

Không ai biết người của nền văn minh Óc Eo đã đặt tên gì cho ngọn tháp cổ của họ. Vậy nên khi nhận thấy phần đỉnh chóp đã bị hao mòn người đương thời liền gọi nơi đây bằng cái tên dân dã – tháp Chóp Mạt. Từ “Mạt” ở đây bao hàm ba tầng ý nghĩa:

  • Hư hỏng tàn lụi hay mất tiêu tan (Mạt mát mạt rỗng mạt vỡ).
  • Cũng có nghĩa là không còn nữa.
  • Cũng có nghĩa là cuối cùng tận cùng (mạt thế mạt vận).

Xét trên phương diện kiến trúc phần đỉnh tháp được xem là nơi quan trọng nhất cũng là đỉnh cao của nghệ thuật. Việc mất đi phần đỉnh đã khiến tuyệt tác này không còn trọn vẹn đánh dấu sự suy tàn của nền văn minh Óc Eo. Dù trải qua ba lần trùng tu nhưng các bậc thầy vẫn chưa phục hồi được phần đỉnh này tựa như không thể trở lại một thoáng rực rỡ đã qua đi của thời đại cũ.

Tháp Chóp Mạt vẫn thiếu mất phần đỉnh
Hiện tại tháp Chóp Mạt vẫn thiếu mất phần đỉnh.

3. đặc trưng thú vị của công trình tháp Chóp Mạt Tây Ninh

3.1. Công trình hình vuông trên gò đất cao

Cấu trúc tổng thể của tháp lấy cảm hứng từ nền văn minh Óc Eo giai đoạn hậu Phù Nam – quốc gia từng thống trị đồng bằng châu thổ hạ lưu sông Mê Kông vào những thế kỷ đầu Công Nguyên. Kết hợp giữa kiến trúc nguyên bản và công tác tái tạo ngọn tháp trở thành điểm giao thoa của tinh hoa nghệ thuật cổ đại và hiện đại.

Phần móng nền của tháp có cạnh dài 5m chiều cao 10m tính từ mặt đất lên đến điểm cao nhất. Phần chân tháp gồm ba tầng giật cấp xếp chồng lên nhau càng lên cao càng nhỏ dần và không có chóp. Với tạo hình khối vuông tháp Chóp Mạt tựa thể một ngọn bút lớn màu đỏ cam đang toan tính vươn mình xuyên qua những tầng mây xanh.

Hình dáng của tháp tựa như một ngọn bút lớn
Hình dáng của tháp tựa như một ngọn bút lớn.

3.2. Chất liệu thô sơ kiến tạo nên công trình độc đáo – chắc chắn

Toàn bộ công trình được xây dựng bằng hai loại vật liệu chính bao gồm gạch nung khổ lớn với kích thước 7 x 18 x 25cm và đá phiến. Đây vốn dĩ là hai chất liệu thô sơ khó gia công và kết dính với nhau. Ấy vậy mà không dùng đến hỗn hợp xi măng người cổ đại vẫn có thể xếp các phiến đá và gạch nung chồng khít hầu như không xuất hiện kẽ hở. Điểm đặc biệt này đã chứng minh mức độ phát triển vượt bậc trong tri thức về xây dựng và kiến trúc của nền văn minh xưa cũ.

Những viên gạch nung được sắp xếp khéo léo tại chân tháp
Những viên gạch nung được sắp xếp khéo léo tại chân tháp.

3.3. Thể hiện nghệ thuật điêu khắc – chạm trổ tài hoa

Công trình chỉ có một cửa duy nhất hướng về phía Đông được hoàn thiện từ chất liệu đá hoa cương trước cửa còn sót lại vết tích của một bầu nước hình vuông đẹp mắt các cạnh còn lại hướng về ba phía Tây – Nam – Bắc. Chi tiết trên bốn mặt tường của ngọn tháp đã bị bào mòn mạnh mẽ dưới sức mạnh của thời gian vậy nên người thợ phục chế chỉ có thể tái tạo đơn giản họa tiết phù điêu và hoa văn tượng thần từ những dấu vết mờ nhạt trên mặt tường phía Tây và phía Bắc.

Trên mặt tường ngoài của tháp Chóp Mạt hình ảnh chạm khắc nổi hoa lá chim muông thánh thần… hiện lên một cách sống động qua bàn tay tài hoa của người thợ lành nghề Phù Nam. Toàn thể họa tiết hoa văn đều gắn liền mật thiết với đời sống vật chất và tinh thần của con người đem đến cho du khách một xúc cảm hoài niệm khó tả.

Bức tranh về thiên nhiên cho thấy lối sinh hoạt và sự trân trọng của người xưa với cảnh vật trong khi bức tranh về tín ngưỡng tôn giáo lại làm nổi bật sự thành kính tôn vinh các đấng tâm linh – cụ thể là hai vị thần Linga và Yoni trong văn hóa thờ thần đậm chất Óc Eo.

Ấn tượng với lối chạm khắc nổi trên mặt tường ngoài của tháp Chóp Mạt
Ấn tượng với lối chạm khắc nổi trên mặt tường ngoài của tháp Chóp Mạt.
Hoa văn cổ xưa trên cột tháp vẫn còn phủ đầy rêu phong
Hoa văn cổ xưa trên cột tháp vẫn còn phủ đầy rêu phong.
Cận cảnh họa tiết sinh động mô phỏng lại một đóa hoa nở rộ hoặc một ngọn lửa thiêng
Cận cảnh họa tiết sinh động mô phỏng lại một đóa hoa nở rộ hoặc một ngọn lửa thiêng.

4. Cảm nhận vẻ đẹp của tháp Chóp Mạt Tây Ninh qua review & hình ảnh

Hứng chịu gió sương của miền Đông Nam Bộ trong suốt chiều dài hơn một thập kỷ khu di tích tháp Chóp Mạt vẫn sừng sững tồn tại để lại cho hậu thế nhiều băn khoăn trăn trở về nền văn minh Óc Eo rực rỡ của người Việt cổ. Kiến trúc độc đáo và những câu chuyện bí ẩn đằng sau chắc chắn vẫn còn tiêu tốn giấy mực nghiên cứu của các chuyên gia. Bên cạnh đó công trình tháp cổ làm đa dạng thêm cho vùng “đất thánh” Tây Ninh trở thành niềm tự hào khôn nguôi của mảnh đất và người dân nơi đây.

4.1. Cảm nhận qua review – đánh giá thực tế từ du khách

Nhìn chung các du khách đều có những nhận xét tích cực về cảnh quan và lối kiến trúc vững chãi của tháp Chóp Mạt Tây Ninh. Tuy công trình không có dáng dấp bề thế vĩ đại nhưng vẫn đem đến một trải nghiệm đặc trưng và khó quên trong lòng của người ghé thăm.

Chia sẻ của bạn Nhã Thụy về bầu không khí man mác buồn tại đây
Chia sẻ của bạn Nhã Thụy về bầu không khí man mác buồn tại đây.
Tài khoản Youtube Nguyễn Đồng Luận cảm thán với cảnh quan cây cối
Tài khoản Youtube Nguyễn Đồng Luận cảm thán với cảnh quan cây cối.
Trải lòng của một người con Tây Ninh về thực trạng du lịch tại ngọn tháp cổ
Trải lòng của một người con Tây Ninh về thực trạng du lịch tại ngọn tháp cổ.
Du khách Thang Kim Vlog gợi ý nên tham quan di tích trong ngày
Du khách Thang Kim Vlog gợi ý nên tham quan di tích trong ngày.
Youtuber Trau Bo Review nêu ra so sánh giữa di tích nguyên bản và phục chế
Youtuber Trau Bo Review nêu ra so sánh giữa di tích nguyên bản và phục chế.

4.2. Cảm nhận qua 12 hình ảnh trực quan

Từ bất kỳ góc độ nào tháp Chóp Mạt Tây Ninh vẫn hiện lên uy nghiêm và linh thiêng. Hãy cùng thưởng thức các bức ảnh từ xa đến gần để hiểu rõ hơn vẻ đẹp của tháp.

4.3. Hình ảnh tháp Chóp Mạt Tây Ninh từ xa

Nhìn ở một khoảng cách nhất định du khách có thể quan sát toàn cảnh khu di tích tháp Chóp Mạt khoác lên mình lớp áo trầm mặc cổ kính. Không gian ngọn tháp dù không được trang trí đèn lồng cờ hoa cũng không đầu tư tiểu cảnh rực rỡ đa sắc nhưng vẫn khiến người xem phải bồi hồi da diết tiếc nuối cho một nền văn minh đã từng hiện diện tại đây.

Đồng ruộng bát ngát bao quanh khu di tích tháp Chóp Mạt
Đồng ruộng bát ngát bao quanh khu di tích tháp Chóp Mạt.
Hai hàng cây hoa sứ dẫn lối du khách vào thăm tháp cổ
Hai hàng cây hoa sứ dẫn lối du khách vào thăm tháp cổ.
Hàng rào bao quanh được xây dựng bằng gạch đỏ cam để đồng bộ với khu di tích
Hàng rào bao quanh được xây dựng bằng gạch đỏ cam để đồng bộ với khu di tích.
Trước cửa chính phía Đông của tháp có trồng hai hàng hoa tươi tốt
Trước cửa chính phía Đông của tháp có trồng hai hàng hoa tươi tốt.
Tháp Chóp Mạt nhìn từ mặt tường phía Nam
Tháp Chóp Mạt nhìn từ mặt tường phía Nam.
Tháp Chóp Mạt tuy không cao lớn nhưng đem lại cảm giác thiêng liêng đến lạ
Tháp Chóp Mạt tuy không cao lớn nhưng đem lại cảm giác thiêng liêng đến lạ.

4.4. Hình ảnh cận cảnh tháp Chóp Mạt Tây Ninh

Khi tiến đến quan sát gần hơn du khách có thể lý giải được nguồn gốc của thứ cảm giác thiêng liêng kỳ lạ xuất phát từ những chi tiết rất nhỏ. Những viên gạch phiến đá thô sơ cùng những họa tiết được sắp đặt công phu tất cả tạo nên một tổng thể hài hòa đưa con người hiện đại đến gần hơn với đời sống văn hóa tinh thần của vương quốc Phù Nam.

Cận cảnh phần chân tháp bị bào mòn do khí hậu thời tiết trong hơn 1.300 năm
Cận cảnh phần chân tháp bị bào mòn do khí hậu thời tiết trong hơn 1.300 năm.
Những bức sa thạch cổ – chứng tích của văn hóa thờ cúng xưa
Những bức sa thạch cổ – chứng tích của văn hóa thờ cúng xưa.
Những bức sa thạch cổ – chứng tích của văn hóa thờ cúng xưa
Bậc tam cấp của tháp được làm bằng đá phiến thô ráp
Bậc tam cấp của tháp được làm bằng đá phiến thô ráp.
Không gian thờ cúng giản dị bên trong tháp Chóp Mạt
Không gian thờ cúng giản dị bên trong tháp Chóp Mạt.
Phù điêu nguyên bản (bên trái) đem lại cảm giác chân thật khác hẳn phù điêu được phục dựng lại (bên phải)
Phù điêu nguyên bản (bên trái) đem lại cảm giác chân thật khác hẳn phù điêu được phục dựng lại (bên phải).
Trở lại