• Chào mừng bạn đến với Hội những người đam mê Văn hóa Óc Eo (Các bài viết trên website chỉ mang tính chất sưu tầm)
  • Chào mừng bạn đến với Hội những người đam mê Văn hóa Óc Eo (Các bài viết trên website chỉ mang tính chất sưu tầm)

Hội đam mê Văn hóa Óc Eo

Tháp cổ Vĩnh Hưng- Bạc Liêu

Tháp cổ Vĩnh Hưng tọa lạc tại ấp Trung Hưng 1B xã Vĩnh Hưng A huyện Vĩnh Lợi tỉnh Bạc Liêu cách trung tâm thành phố khoảng 20 km.

Tháp cổ Vĩnh Hưng tọa lạc tại ấp Trung Hưng 1B xã Vĩnh Hưng A huyện Vĩnh Lợi tỉnh Bạc Liêu cách trung tâm thành phố khoảng 20 km. Theo quốc lộ 1A từ Bạc Liêu hướng Cà Mau 5km đến cầu Sập rẽ theo lối đi chợ Vĩnh Hưng là đến tháp Vĩnh Hưng. Đây không chỉ là một kiến trúc tháp thuộc nền văn hóa Óc – Eo còn sót lại duy nhất ở Tây Nam bộ mà trong cuộc khai quật tại tháp Vĩnh Hưng các nhà khảo cổ học còn thu được nhiều hiện vật hết sức quý giá với nhiều tượng đá đồng gốm đá quý… đánh dấu một giai đoạn tồn tại và phát triển khá dài (từ thế kỷ IV đến thế kỷ XIII sau công nguyên) của tháp cổ Vĩnh Hưng.

Cổng vào di tích
Cổng vào di tích.

Tháp Vĩnh Hưng đã trải qua nhiều lần khảo sát năm 1911 học giả người Pháp Lunet de Lajonquiere đã phát hiện ra dưới tên gọi là tháp Trà Long. Năm 1917 Henri Parmentier đã đến khảo sát khu vực này và thông báo trong tập san của trường Viễn Đông Bắc Cổ (Số XVII tập 6 năm 1917 trang 48-49). Trong báo cáo này (dưới tên gọi là tháp Lục Hiền) ông thống kê một số hiện vật được phát hiện trong và ngoài tháp. Đặc biệt trong số ấy có tấm bia tìm thấy trong ngôi chùa Phước Bửu Tự ở cạnh tháp khắc chữ Phạn ghi rõ tháng Karhila năm 814 tương ứng với năm 892 sau công nguyên và tên của vua Yacovan-Man (thế kỷ thứ IX). Các nhà khảo cổ đã xác định tháp được xây dựng vào khoảng thế kỷ thứ 9 sau Công nguyên để thờ vị vua tên là Khmer Yacovar – Man.

Vào tháng 5/1990 các nhà khảo cổ thuộc Viện Khoa học xã hội TP. HCM (nay là Viện Phát triển bền vững vùng Nam bộ) phối hợp với Bảo tàng tỉnh Minh Hải đã đến khảo sát và đào một hố thám sát phát hiện một số hiện vật như đầu tượng thần minh văn bàn nghiền Linga – Yoni… Tiếp tục hành trình làm sáng rõ giá trị của một di tích cấp quốc gia cũng như nhằm phục vụ công tác trùng tu tôn tạo chống xuống cấp di tích tháp Vĩnh Hưng trong năm 2002 và tiếp sau đó là năm 2011 Trung tâm Nghiên cứu khảo cổ phối hợp với Bảo tàng tỉnh Bạc Liêu khai quật xung quanh tháp. Những đợt khai quật này tiếp tục những việc như làm lộ diện chân móng tháp giải quyết những vết tích chìm trong lòng đất để có những giải pháp trùng tu tôn tạo ngôi tháp nhằm phát huy giá trị của di tích. Nhiều hiện vật có giá trị đã được phát hiện trong những đợt khảo sát như: tượng Nữ thần được tạc theo phong cách truyền thống tượng tròn Óc Eo Phù Nam bàn tay phải của “Tượng thần” một số Linga – Yoni đồ gốm dùng trong sinh hoạt và đặc biệt là bộ tượng đồng được các nhà khảo cổ học đánh giá là bộ sưu tập tượng độc đáo là “bảo vật quốc gia” trong đó có một số tượng độc bản có giá trị rất cao.

Ngôi tháp có khối hình trụ đứng sừng sững
Ngôi tháp có khối hình trụ đứng sừng sững.

Cửa Tháp quay về hướng Tây

Từ xa trông ngôi tháp có khối hình trụ đứng sừng sững giữa rừng cây với dáng vẻ cổ kính – một phần bị rong rêu phủ còn lại nhiều chỗ gạch loang lỗ khuyến sâu vào gần bên trong lòng Tháp bởi thời gian dài chịu ảnh hưởng của mưa nắng. Tỉnh Bạc Liêu phải ra tận miền Đông tìm đất mang về nung thành những viên gạch để phục chế một phần phía trước đã bị hư hỏng.

Cửa Tháp quay về hướng Tây
Cửa Tháp quay về hướng Tây.

Tháp cổ có kiến trúc khá đơn giản và mộc mạc trên một doi đất có diện tích khoảng 100m cửa Tháp quay về hướng Tây bình diện chân Tháp hình chữ nhật với hai cạnh là 56m và 69m. Chiều cao của Tháp là 82m (tính từ nền Tháp). Toàn bộ 03 mặt Đông – Nam – Bắc được xây bằng gạch. Tường của chân Tháp dày 18m càng lên cao độ dày của tường càng mỏng vách tường được dựng nghiêng dần lên phía đỉnh tạo thành vòm cuốn.

Phía đỉnh tạo thành vòm cuốn

Trải qua bao biến thiên của lịch sử điều gì đã tạo nên một tháp cổ có niên đại hàng nghìn năm tuổi? Theo nhiều nhà khoa học người Khơme cổ đã dùng một kỹ thuật xây dựng đặc biệt họ đã dùng một loại keo thực vật để kết dính các viên gạch với nhau mà không cần dùng đến các chất liệu xây dựng như xi măng hay vôi vữa như bây giờ. Tháp được xây bằng hai loại gạch có màu sắc khác nhau. Từ chân tháp đến độ cao 4m là gạch đỏ và từ 4m trở lên trên được dùng gạch trắng. Nhìn vào từ cửa chính là bộ Linga – Yoni tượng trưng cho âm dương hòa hợp được phục chế lại. Bộ Linga – Yoni nguyên gốc đang được gìn giữ tại bảo tàng.

Toàn bộ 03 mặt Đông – Nam – Bắc được xây bằng gạch
Toàn bộ 03 mặt Đông – Nam – Bắc được xây bằng gạch.

Từ những giá trị độc đáo được ghi nhận Tháp cổ Vĩnh Hưng đã được Bộ VH-TT (nay là Bộ VH-TT&DL) công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia từ năm 1992. Nếu có dịp du lịch Bạc Liêu bạn nhớ dành thời gian ghé thăm tháp cổ Vĩnh Hưng hiểu rõ hơn về một nền văn minh thời cổ đại. Cảnh vật ở đây thật hấp dẫn du khách ngoài công trình kiến trúc tháp du khách có thể hít thở không khí trong lành đượm mùi hương hoa đồng nội dõi mắt bao quát cánh đồng ruộng mênh mông phì nhiêu của một vùng đất đã được ngọt hóa.

Phía đỉnh tạo thành vòm cuốn
Phía đỉnh tạo thành vòm cuốn.
Bộ Linga và Yoni bằng đá tượng trưng cho âm và dương, trời và đất trong tháp cổ.
Bộ Linga và Yoni bằng đá tượng trưng cho âm và dương, trời và đất trong tháp cổ.

Trở lại